Tổng quan Thú_chết_dọc_đường

Nguyên nhân

Một con hươu bị xe tông chết với xác còn mắc vào ca-pô

Sự phát triển của những con đường ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã bằng cách thay đổi và cách ly môi trường sống và quần thể, ngăn cản sự di chuyển của động vật hoang dã và dẫn đến tử vong động vật hoang dã trên diện rộng. Những tháng cuối năm thường là khoảng thời gian xảy ra nhiều vụ va chạm giữa ô tô và thú rừng nhất. Việc lái xe "không suy nghĩ" như phóng nhanh, vượt ẩu mà không để ý đến những cử động của những thứ khác trên đường xe chạy, lái xe với tốc độ không được phép dừng và sự phân tâm góp phần gây tử vong cho các loài động vật hoang dã trên đường. Nguyên nhân đạo đức cũng có một phần, việc vô trách nhiệm bỏ mặc cho thú chết theo kiểu "Hit and run" (tông và bỏ chạy).

Đối với hươu, ở Mỹ việc cán chết một con hươu đực đuôi trắng thì cũng thường thấy, ở nước Anh này có sáu loại hươu khác nhau chuyên chạy nhảy vào lúc chạng vạng, và khi va chạm xảy ra (tông, húc, đụng, đâm, chà, cán, quẹt) một bên sừng của nó cắm vào tấm chắn mắt cáo ở phần hãm xung trước chiếc xe bán tải khiến cổ nó bị bẻ vặn xuống và con thú chết ngay tức thì. Cho dù bản thân có thể tránh không đâm vào chúng thì những bộ phận được cấu tạo bên dưới gầm xe cũng làm cho nhiều con thú chết. Sẽ có những con thú, chim chuyên ăn xác chết có thể ra đánh chén những con thú bị xe đâm chết dọc đường, nhưng với tốc độ xe chạy nhanh trên các xa lộ thì đến lượt chúng cũng có nguy cơ bị đâm chết như vậy.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 364 triệu con chim bị chết ở Mỹ và 57 triệu bị chết ở Tây Âu. Những con chim đầu to ít chết vì tai nạn giao thông hơn so với những con chim đầu nhỏ. Giao thông đã đạt tới độ nguy hiểm với loài chim vào thế kỷ trước, tuy nhiên ảnh hưởng này chưa đủ lớn để chim tiến hóa và cũng bởi vì những cái chết bởi tai nạn giao thông chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số thương vong của loài chim. Hiện có khoảng 300 tỷ con chim trên toàn thế giới và tỉ lệ chết bởi tai nạn giao thông chỉ chiếm 0,114%[1].

Loài chim bây giờ đã thích nghi tương đối tốt với giao thông trên đường phố. Chúng ta biết phân biệt hướng đường và tốc độ của từng làn đường. Loài quạ chẳng hạn, đã biết đổi làn khi có xe chuẩn bị đi tới. Một nghiên cứu 3.521 con chim thuộc 251 loài khác nhau ở Đan Mạch thì những con chim bị chết vì tai nạn phần lớn là những con chim có não nhỏ. Điều này cho thấy loài chim đã học được hành vi của lái xe và sử dụng bộ não của mình để thích ứng với hành vi đó với mong muốn tránh bị tử vong bởi những vật chuyển động nhanh và có thể đoán định được[1].

Tính pháp lý

Tại Anh, nhặt thú chết dọc đường là chuyện bình thường, tuy chủ đất có thể quy tội săn trộm nếu lần mò vào trong rừng. Ngược lại, tại Úc, cần có giấy phép săn bắn mới được phép nhặt. Ở Mỹ là nơi có các quy định hỗn hợp về vấn đề xử lý xác chết động vật do tai nạn. Ở Mỹ việc tiêu hủy xác động vật chết do tai nạn đường cao tốc thuộc nhiệm vụ của phòng ban Giao thông Vận tải, Cục Đường cao tốc và những cán bộ kiểm soát động vật và có trách nhiệm dọn sạch những xác động vật bị giết trên đường sẽ thông báo khi có xác động vật bị chết trên đường.

Một xác hươu chết đã được lóc thịt tại chỗ chỉ còn trơ xương

Bắt đầu từ tháng 7 năm 2016, bang Washington cho phép bạn nhặt hươu và hươu sừng tấm với việc nộp đơn trên mạng để xin phép một khi phát hiện ra con thú. Đây là quy định tương tự như ở Idaho và Montana. Một số tiểu bang đòi phải có giấy phép đối với việc nhặt một số loại thú, nhưng các loại thú khác thì không cần. Một số bang yêu cầu phải báo với giới chức, một số bang cần xác con thú phải được kiểm định, và một số bang khác lại không có quy định gì hết như tại Florida. Tại Alaska, mọi thú chết dọc đường đều thuộc tài sản nhà nước. Tại Illinois, ai cũng được phép nhặt hươu trừ những người không trả tiền trợ cấp nuôi con đúng hạn.

Ở Mỹ, các vụ va chạm do đâm phải thú hoang dã, đặc biệt là hươu gây thiệt hại gần 1,1 tỷ đô la và làm chết khoảng 200 người mỗi năm, các công ty bảo hiểm phải chi trả 2.800 đô la mỗi vụ, số tiền sẽ lên đến 10.000 đô la nếu có thiệt hại về người. Số lượng các vụ tai nạn liên quan đến thú rừng được các công ty bảo hiểm bồi thường cũng đã tăng đáng kể trong 2 năm qua. Các công ty bảo hiểm cũng đã bày tỏ sự quan ngại sự sụt giảm, đặc biệt ở các bang có số lượng hươu hoang dã lớn, tại Bang Pennsylvania, bang đứng đầu về số lượng các vụ va chạm do động vật hoang dã băng qua đường bộ, tình hình đã có vẻ được cải thiện.

Tranh chấp từng nảy sinh giữa các công ty bảo hiểm và chủ xe trên toàn nước Mỹ về việc họ có được bồi thường trong tình huống xe đi trên đường bị tai nạn do đâm phải thú rừng hay không. Một ủy viên Hiệp hội bảo hiểm Bang Winconsin thì chỉ có những hợp đồng bảo hiểm toàn diện mới đền bù cho những tổn thất dạng này và rất nhiều chủ xe cứ ngỡ nếu bị tai nạn do đâm phải một con hươu qua đường, họ phải nhận được tiền từ công ty bảo hiểm. Bảo hiểm toàn diện là phần hợp đồng bảo hiểm đền bù cho tổn thất của xe cơ giới gây ra bởi các trường hợp không do đâm va (non-crash events) như đâm va với thú rừng. Hãy xem lại hợp đồng bảo hiểm, đó là những gì các công ty bảo hiểm ở Mỹ muốn nói với các chủ xe gặp tai nạn, đặc biệt là ở các bang xảy ra nhiều tai nạn liên quan đến thú rừng qua đường.

Liên quan